Cuộc đua phát triển vắc xin ngừa COVID-19 đang nóng dần lên và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chắc chắn sẽ là mối quan tâm hàng đầu của thị trường ngoại hối tuần này. Ngoài ra, mặt trận kinh tế cũng không kém sôi động khi hàng loạt số liệu mới của Mỹ, Đức,… được công bố.
Cuộc đua phát triển vắc xin đang tăng tốc cho nên nhà đầu tư hẳn sẽ không bỏ qua diễn biến này. Quan trọng hơn, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung nhiều khả năng sẽ định hình tuần giao dịch 25/5 – 29/5.
Trên lịch kinh tế, báo cáo thất nghiệp hàng tuần của Mỹ tiếp tục là con số quan trọng mà nhà đầu tư cần theo dõi vì số liệu này thể hiện tác động tức thời của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell sẽ tham gia thảo luận về triển vọng kinh tế Mỹ vào ngày 29/5. Trước đó hai ngày (tức 27/5), Fed sẽ công bố Beige Book.
Ở diễn biến khác, Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ công bố kế hoạch kích thích kinh tế nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại của đại dịch – một vấn đề mà nhà đầu tư cũng quan tâm không kém.
1. Cuộc đua phát triển vắc xin và thuốc điều trị COVID-19 tăng nhiệt
Chính phủ và nhà đầu tư đang cực kì hi vọng vào vắc xin hoặc thuốc điều trị COVID-19 vì hoạt động kinh tế khó có thể phục hồi hoàn toàn nếu không có một trong hai sản phẩm này.
Do đó, cuộc đua đang tăng tốc, kéo giá cổ phiếu của một số hãng dược tăng cao. Moderna, Inovio Pharmaceuticals, Imperial College, Gilead Sciences, Roche, CanSino Biologics, Glenmark và AstraZeneca là một vài cái tên nổi bật trong số các hãng dược tiềm năng trên thế giới, hứa hẹn có thể phát triển thành công vắc xin hoặc thuốc điều trị COVID-19.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng đang hợp tác cùng Johnson & Johnson và Sanofi nhằm điều chế vắc xin phục vụ cho người dân Mỹ.
2. Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung bùng nổ
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải gánh chịu một cuộc suy thoái chưa từng có, lo ngại về một cuộc tranh chấp thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khiến thị trường khó có thể bỏ qua.
Trong tuần qua, Tổng thống Donald Trump đã liên tục chỉ trích Trung Quốc, cáo buộc chính phủ nước này che đậy đại dịch. Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua một dự luật có thể hủy niêm yết một số công ty Trung Quốc trên sàn chứng khoán Mỹ.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ còn yêu cầu các quỹ hưu trí ngừng đầu tư vào các doanh nghiệp Trung Quốc để gia tăng sức ép.
Bên cạnh đó, đề xuất áp dụng luật an ning quốc gia mới của Trung Quốc và Hong Kong cũng gây leo thang căng thẳng giữa hai siêu cường. Sau tuyên bố của phía Trung Quốc, Mỹ đã cảnh báo về một phản ứng cứng rắn hơn nhằm phản đối động thái của Bắc Kinh.
3. Dữ liệu việc làm và quan điểm của Fed về nền kinh tế Mỹ
Sau ngày Lễ chiến sĩ trận vong (25/5), lịch kinh tế của Mỹ dự kiến sẽ rất bận rộn. Số lượng hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần (công bố ngày 28/5) sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Thông qua số liệu này, thị trường có thể biết được doanh nghiệp đã giảm sa thải nhân viên khi các tiểu bang dần mở cửa kinh tế trở lại hay chưa.
Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ xuất hiện tại một buổi thảo luận phát trực tuyến vào ngày 29/5 để bàn về tình trạng của nền kinh tế Mỹ và nỗ lực củng cố kinh tế của Fed.
Ngoài ra, Fed sẽ công bố Beige Book vào ngày 27/5 và số liệu tăng trưởng quí I sau khi đã điều chỉnh sẽ giúp nhà đầu tư biết được liệu nền kinh tế Mỹ có bị thiệt hại nặng nề hơn so với báo cáo ban đầu hay không.
Ngoài ra, tuần này chính phủ Mỹ cũng sẽ công bố báo cáo về niềm tin người tiêu dùng, số lượng đơn hàng bền và mức chi tiêu cá nhân của người dân.
4. Châu Âu tiết lộ kế hoạch kích thích kinh tế
Chính phủ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bất đồng quan điểm nhiều tuần liền về kế hoạch kích thích kinh tế hậu đại dịch COVID-19. Chính mối bất hòa này làm dấy lên lo ngại về tương lai của khối kinh tế chung.
Dù vậy, theo Investing.com, đề xuất nhằm hỗ trợ các nước bị thiệt hại nặng nề nhất do Đức và Pháp đề xuất lại xuất hiện vào thời điểm then chốt. Nhà đầu tư chắc chắn sẽ muốn theo dõi chi tiết diễn biến xoay quanh buổi công bố kế hoạch phục hồi hậu COVID-19 của EC hôm 27/5.
Các sự kiện đáng chú ý khác tại châu Âu tuần này gồm có buổi công bố chỉ số Ifo của Đức (ngày 25/5). Các chuyên gia dự đoán rằng doanh nghiệp Đức vẫn còn rất bi quan về môi trường kinh doanh trong nước.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde và nhà kinh tế trưởng Philip Lane dự kiến sẽ phát biểu trong tuần này. Hai quan chức cấp cao của ECB nhiều khả năng sẽ lặp lại thông điệp rằng chính phủ các nước cần phải tung thêm kích thích tài khóa để đưa nên kinh tế khu vực trở lại đúng hướng.
Lê Hiếu
Tham gia nhóm tín hiệu miễn phí:
https://t.me/btgroup_signal_fx
Đăng ký mở tài khoản giao dịch Forex
https://goo.gl/forms/9TLXm2inqIzQ5UFz2