- THỊ TRƯỜNG VÀNG
Gía vàng thế giới giảm mạnh so với phiên giao dịch trước.
Sáng nay (23/8), giá vàng thế giới giảm mạnh so với phiên trước. Thị trường đang lo ngại Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra kế hoạch thắt chặt tiền tệ vào tuần này.
Giới chuyên gia cho rằng, thị trường vàng đang có những yếu tố trái chiều nhau. Thông tin từ Fed sẽ là yếu tố gây áp lực lên thị trường giá vàng tuần này. Trong khi đồng USD đối trọng với vàng lại lên mức cao nhất trong gần 9 tháng trong rổ tiền tệ, cũng là yếu tố hãm đà tăng của vàng.
- THỊ TRƯỜNG DẦU
Giá dầu châu Á chấm dứt chuỗi bảy phiên giảm.
Trong phiên giao dịch sáng 23/8, giá dầu tại thị trường châu Á chấm dứt chuỗi bảy phiên giảm trước đó, nhờ hoạt động mua vào của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19 có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
Kazuhiko Saito, nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Fujitomi Securities Co Ltd. (Nhật Bản), nhận định giá dầu đã phục hồi, sau khi đà giảm mạnh trong tuần trước. Ông dự báo thị trường sẽ có sự điều chỉnh trong tuần này, song nhà đầu tư vẫn lo ngại về sự suy giảm nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang ứng phó với tình trạng gia tăng các ca mắc COVID-19, do biến thể Delta gây ra, khi áp dụng trở lại chính sách hạn chế đi lại để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã áp đặt các chính sách hạn chế mới, vốn đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động vận chuyển và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại đã khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển hội nghị chuyên đề của ngân hàng này tại Jackson Hole, Wyoming hàng năm sang hình thức trực tuyến.
- THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ
USD
USD tăng tốt phiên đầu tuần
Theo Investing.com, sự kiện chính trong tuần này là hội nghị chuyên đề thường niên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tại đây, đầu tư có thể tìm hiểu về thời điểm mà Fed dự kiến sẽ bắt đầu thu hẹp quy mô chương trình thu mua tài sản.
Hiện tại, ngân hàng trung ương Mỹ đang mua vào khoảng 120 tỷ USD trái phiếu và tài sản đảm bảo mỗi tháng. Đây là các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tại hội nghị chuyên đề sắp tới, các nhà hoạch định chính sách sẽ thảo luận về kế hoạch thu hẹp quy mô của chương trình thu mua tài sản, vốn là bước đầu tiên để Fed tăng lãi suất về sau.
Song, khả năng Fed thực hiện động thái trên đang giảm dần khi mà biến chủng Delta đang lây lan nhanh chóng và che mở triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, theo Investing.com.
Ngoài ra, nhà đầu tư còn có thể theo dõi thêm một số dữ liệu kinh tế mới như doanh số bán nhà, thu nhập và chi tiêu cá nhân của người dân Mỹ; cũng như chỉ số PMI của khu vực đồng tiền chung euro.