Non farm là một trong những tin tức kinh tế rất quan trọng thể hiện tình hình việc làm của Mỹ và làm ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng USD, từ đó làm giá cả thị trường biến động dữ dội. Trong bài viết hôm nay hãy cùng BTGROUP tìm hiểu NonFarm là gì và tại sao nó lại có sức ảnh hưởng đến như vậy.
Cần chú ý gì khi xem bản tin Nonfarm?
Tin tức NFP được công bố gồm 3 chỉ số như sau:
Chỉ số NFP của kỳ trước.
Dự đoán của các chuyên gia về chỉ số NFP kỳ này.
Sô liệu chỉ số NFP thực tế được công bố kỳ này.
Sự chênh lệch của các số liệu kỳ trước và mức dự báo đối với số liệu thực tế sẽ quyết định mức biến động của đồng USD. Đó là lý do mà sự kiện công bố bản tin Nonfarm rất được giới đầu tư trông chờ. Đây chính là cơ hội kiếm thu nhập rất nhanh và nhiều nếu nhà đầu tư biết cách tận dụng.
Bản tin Nonfarm tác động tới thị trường như thế nào?
Báo cáo NFP thường có tác động rất mạnh đến thị trường Forex bởi vì báo cáo này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ cũng như ảnh hưởng đến các quyết định điều chỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Các tài sản tài chính bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp (NFP) bao gồm :
Đôla Mỹ (USD), mạnh nhất là EUR/USD và GBP/USD.
Vàng (Gold).
Các thị trường phản ứng rất nhanh và hầu hết biến động rất mạnh trong khoảng thời gian dữ liệu NFP được phát hành. Sự biến động trong thời gian ngắn hạn này cho thấy có một mối tương quan rất mạnh mẽ giữa dữ liệu NFP và sức mạnh của đồng USD.
Những kịch bản có thể xảy ra
Đi kèm với bản tin Nonfarm là dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ trong tháng này. Hai yếu tố này cộng hưởng với nhau sẽ tạo ra một thị trường vô cùng biến động.
Trường hợp 1:
Nonfarm cao + Tỷ lệ thất nghiệp thấp = Kinh tế tích cực -> USD tăng
Nếu số liệu NFP thực tế cao hơn mức dự báo (tức Nonfarm cao) là một kết quả tốt cho nền kinh tế Mỹ. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp thấp nghĩa là có nhiều công việc mới bổ sung sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Như vậy, trong trường hợp 1, thị trường sẽ nhận thấy kinh tế Mỹ đang rất tích cực, dẫn đến việc định giá USD sẽ cao hơn.
Trường hợp 2:
Nonfarm bình thường thì phụ thuộc vào Tỷ lệ thất nghiệp
Nếu chỉ số NFP công bố không có gì quá khác biệt với dự báo của các chuyên gia thì ta nên tập trung nhìn vào Tỷ lệ thất nghiệp.
Nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm, các nhà giao dịch ngoại hối sẽ đứng về phía đồng USD mạnh hơn, vì xem đó một điều tích cực cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ khiến đồng USD suy giảm.
Trường hợp 3:
Nonfarm thấp và Tỷ lệ thất nghiệp cao = Kinh tế tiêu cực -> USD giảm
Kịch bản cuối cùng cũng là kịch bản xấu nhất khi cả chỉ số NFP và Tỷ lệ thất nghiệp đều xấu hơn dự báo. Ngược lại với trường hợp 1, thị trường sẽ đánh giá nền kinh tế đang tăng trưởng không tốt vì thế đồng bạc xanh sẽ bị hạ giá.
Chiến lược giao dịch khi công bố Nonfarm
Trước khi công bố bảng lương phi nông nghiệp Mỹ
Nếu bạn giao dịch trước khi các con số này được tiết lộ thì bạn đang sử dụng các kỹ năng suy luận để dự đoán thị trường. Quản lý rủi ro là rất quan trọng nếu bạn áp dụng chiến lược này, nếu một con số bất ngờ được công bố thì thị trường sẽ phản ứng rất dữ dội, có thể xảy ra hiện tượng “gap” trong Forex, thị trường chạy loạn xạ, quét stop sloss,…
Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới đều muốn lạm phát tăng trưởng ở mức 2-3% hàng năm.
Sau khi công bố bảng lương phi nông nghiệp Mỹ
Nếu bạn giao dịch sau khi bảng lương phi nông nghiệp Mỹ được công bố thì chắc chắn bạn là người thận trọng, nhưng bạn cũng không thể nào tránh được rủi ro. Phản ứng ban đầu với dữ liệu NFP không phải lúc nào cũng chạy theo xu hướng chính trong ngày, nó đã được chứng minh rõ ràng là thị trường có thể chạy thành mô hình chữ V, có thể tăng mạnh, tăng đột biến nhưng sau đó giảm mạnh trong vài phút hoặc vài giờ.