Tỷ giá ngoại tệ ngày 17/2, USD tăng mạnh

Le Hieu

USD tăng mạnh trên mức 99 điểm trong bối cảnh lo ngại dịch bệnh COVID-19 và tình hình kinh tế giảm sút ở nhiều quốc gia.

Chỉ số US Dollar Index đo sức mạnh của đồng bạc xanh giao dịch ở mức 99,037, tăng 0,08%.

Sự bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV) ở Trung Quốc “có thể” làm giảm từ 0,2-0,3% tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 1/2020.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhận định, các dự báo tăng trưởng kinh tế đã sụt giảm do Boeing và các tác động khác, vì vậy tăng trưởng sẽ thấp đi. Báo cáo sơ bộ được chính phủ Mỹ công bố cuối tháng 1 cho biết, nền kinh tế số một thế giới tăng trưởng 2,3% trong năm 2019, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng 2,9% của năm 2018 và cách khá xa so với mục tiêu đạt tăng trưởng 3% hoặc cao hơn mà Tổng thống Donald Trump đề ra.

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho rằng, khả năng suy thoái kinh tế Mỹ dự báo xuất hiện trong năm tới đã giảm đáng kể, dựa trên đánh giá các mô hình suy thoái có tình toán đến biến động của thị trường trái phiếu và các yếu tố khác.

Theo Fed, các rủi ro đe dọa sự phục hồi của kinh tế Mỹ trong dài hạn (hơn 10 năm) đã giảm bớt sau ba lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm 2019 và bằng chứng cho thấy hoạt động thương mại và sản xuất toàn cầu dường như đã giảm kịch sàn.

Trong khi đó, khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone đang đứng trước tình trạng bất ổn do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và Brexit. Bên cạnh đó cũng phải kể đến những tác động của dịch Covid-19 đang bùng phát trên toàn cầu, điều này đã gián tiếp ảnh hưởng các nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Âu như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary và Romania.

Giới phân tích và các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra nhiều dự báo dè dặt về tín hiệu lạc quan của các nền kinh tế khu vực này bởi lẽ sự trì trệ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu vẫn sẽ tiếp tục đè nặng lên sự tăng trưởng của các quốc gia phía Đông, với số lượng lớn nhà máy nằm trong chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế đầu tàu như Đức hay Pháp.

Thiệt hại nhất vẫn là Trung Quốc. Theo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc là một “gã khổng lồ” về kinh tế, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần 14.000 tỉ USD trong năm 2018 – chiếm khoảng 1/5 GDP toàn cầu. Và 68 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài vào năm ngoái. Vì vậy, nhiều quốc gia đang chuẩn bị tinh thần sẽ chịu tác động mạnh trong ngành du lịch, dịch vụ và sản xuất. Thị trường chứng khoán cũng đã bị ảnh hưởng.

Lê Hiếu

Đăng ký tìm hiểu thị trường Forex
https://goo.gl/forms/B71xhhRJsfOK2v7O2

Đăng ký mở tài khoản giao dịch Forex
https://goo.gl/forms/9TLXm2inqIzQ5UFz2

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here