BT GROUP phân tích tổng quan thông tin thị trường Vàng, Dầu và các cặp ngoại tệ chính ngày 06/04

THỊ TRƯỜNG VÀNG

Giá vàng đang bị kìm hãm đà tăng khi thị trường vàng tiếp tục đối mặt với nguy cơ bị bán tháo do nhu cầu USD tăng mạnh trở lại khi các nhà đầu tư bán vàng để đổi lấy tiền bổ sung ký quỹ trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, nên nhu cầu vàng vật chất đang có xu hướng giảm mạnh, hiện người dân chủ yếu dành tiền để mua sắm tiêu dùng thiết yếu trong mùa dịch.Lúc này, vàng đang là thứ xa xỉ đối với một số quốc gia, đặc biệt ở Trung Quốc- quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Người dân ưu tiên tiêu dùng hơn là mua vàng trong đại dịch COVID-19.

Đáng chú ý, do dịch bệnh diễn biến quá nhanh và quá mạnh ở Mỹ, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gần như bị tê liệt. Điều này khiến cho tình trạng thất nghiệp ở Mỹ đáng báo động. Theo đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần này đã tăng lên mức 6,65 triệu trường hợp; việc làm phi nông nghiệp (NFP) giảm 701.000 việc làm, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2010; tỷ lệ thất nghiệp tháng 3 tăng mạnh từ 3,5% lên 4,4%.Các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp cũng suy giảm mạnh, được thể hiện qua chỉ số PMI liên tục sụt giảm, đặc biệt PMI công nghiệp luôn ở dưới mức 50 điểm.

Với diễn biến dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay, thị trường lao động của Mỹ sẽ còn tồi tệ hơn nữa trong những tháng sắp tới. Ngay cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng phải thốt lên rằng, nếu không sớm kiểm soát dịch bệnh, thì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể sẽ vọt lên mức 20%.

Dù USD đang được nhiều nhà đầu tư săn lùng, nhưng kinh tế Mỹ đang có xu hướng suy giảm mạnh vì dịch bệnh chắc chắc sẽ tác động tiêu cực đến đồng tiền này. Hơn nữa, Mỹ đã tung ra các gói kích thích kinh tế và gói nới lỏng định lượng lên đến hàng nghìn tỷ USD, sẽ khiến áp lực lạm phát bùng phát mạnh trong tương lai, khiến USD cũng sẽ suy giảm mạnh. Do đó, vàng sẽ “lên ngôi”. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, vàng có thể vẫn là mục tiêu bị bán tháo của các nhà đầu tư do họ phải bù đắp thua lỗ trên các thị trường khác.

Còn về dài hạn vàng sẽ vẫn được hỗ trợ khi đại dịch COVID-19 có thể đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia rơi vào suy thoái. Các quốc gia chịu thiệt hại đang bơm tiền vào thị trường để cứu nền kinh tế, con số lớn chưa từng có từ trước đến nay lên tới hơn 5 nghìn tỷ USD điều này có thể làm tăng tốc độ lạm phát và có lợi cho vàng. Các ngân hàng thế giới vẫn đang theo đuổi chính sách lãi suất về 0% hoặc thậm chí là lãi suất âm.

Quỹ ETF lớn nhất – SPDR tiếp tục mua vào 7.02 tấn trong ngày thứ 6 tuần trước. Đánh dấu mốc tăng liên tiếp trong 2 tuần trước đó. tuần 23/3 – 29/3 quỹ đã mua 40.67 tấn, Tuần 30/3 – 5/4 quỹ đã mua 14.63 tấn.

Vì vậy thời điểm này chúng ta nên chờ vàng giảm về các mức thấp để mua lên.

Chúng ta có thể mua nhỏ quanh khu vực 1606 hoặc xa hơn là vùng 1596

Đăng ký nhận các bản tin phân tích sớm nhất

THỊ TRƯỜNG DẦU

Thị trường năng lượng cuối tuần trước nhận được cú hích từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 thông báo Nga và Arab Saudi cùng các nước dầu mỏ khác có thể hạ sản lượng 10 – 15 triệu thùng/ngày. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai ngày 3/4 tăng 13,9%, chốt tuần tăng 36,8%. Giá dầu WTI tương lai tăng 11,93%, chốt tuần tăng 31,8%.

Ban đầu Nga và Arab Saudi dự kiến tổ chức cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh, tức OPEC+, vào ngày hôm nay ( 6/4 ) để bàn về khả năng giảm sản lượng. Tuy nhiên cuộc họp đã bị lùi về ngày 9/4 do Nga và Arab Saudi đổ lỗi lẫn nhau vì khiến giá dầu lao dốc.

Điều này đãgây ra sự nghi ngờ về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các bên và đẩy giá dầu đi xuống vào cuối tuần. Mở cửa chúng ta đã thấy giá dầu có một khoảng Gap về vùng 28$.

Ả Rập Saudi và Nga đã ám chỉ rằng họ muốn Hoa Kỳ tham gia thỏa thuận cắt giảm sản xuất, nhưng do Hoa Kỳ không thuộc OPEC+, nên khả năng cao Hoa Kỳ sẽ không giảm sản lượng. Luật pháp Mỹ cũng cấm công ty dầu mỏ của nước này hợp tác giảm sản lượng. Thay vào đó, ngày 4/4, ông Trump nói đang cân nhắc áp thuế nhập khẩu dầu để ứng phó. Mặt trái của thuế quan sẽ gây nguy hiểm cho hoạt động lọc dầu trong nước vì một số nhà máy phụ thuộc vào dầu thô nước ngoài.

Động thái đánh thuế của ông Trump sẽ làm cho nguồn cung dầu thô giảm tương đối và có lợi cho giá dầu. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng mức giảm sản xuất lớn nhất trong lịch sử ngành dầu mỏ là không đủ để ổn định thị trường dầu thô nơi nhu cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus corona.

Vì vậy giá dầu có thể dao động quanh mức giá 25$ – 33$/ thùng trong tuần này. Và việc hoãn cuộc họp cũng có thể gây tâm lý thất vọng về triển vọng cắt giảm sản lượng chung của các thành viên OPEC+. Vì vậy chúng ta có thể canh bán xuống nếu giá về các mức 32-33$
và mua lên quanh mức giá 25$.

Tham gia kênh Telegram của chúng tôi

THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ

USD

Vai trò là đồng tiền trú ẩn trong đại dịch COVID-19 đang đẩy USD trụ vững đà tăng bất chấp dữ liệu việc làm phi nông nghiệp trong tháng 3 ghi nhận hiệu suất tồi tệ nhất trong 10 năm qua.

Cụ thể, Việc làm phi nông nghiệp ở Hoa Kỳ đã giảm 700.000 trong tháng 3, kỷ lục tiêu cực đầu tiên kể từ năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,4% và tăng trưởng tiền lương là 3,1%.

Cuộc khảo sát cho thấy nền kinh tế Mỹ đang thu hẹp với tỷ lệ hàng năm gần 5%. Khi có nhiều biện pháp được thực hiện, sự suy giảm này có thể tăng mạnh trong quý hai. Nhiều công ty không thiết yếu sẽ bị buộc phải đóng cửa, một số sẽ phá sản và chi tiêu của người tiêu dùng sẽ giảm đáng kể.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất vào ngày 8/4 tuần này, nhà đầu tư có thể thông qua đó mà nắm bắt thông tin chi tiết xoay quanh quyết định hạ lãi suất và các gói kích thích của Fed thời gian qua.

Vì vậy thời điểm này ngắn hạn đồng USD sẽ vẫn được hỗ trợ. Tuy nhiên dài hạn chúng ta nên canh bán xuống với đồng đô la.

Xét một số cặp tiền có thể giao dịch:

USDJPY

cặp tiền vẫn duy trì kênh xu hướng tăng. Ngắn hạn mục tiêu giá có thể tăng trở lại vùng 109.6 – 109.9

Tuy nhiên chúng ta nên chờ thời điển giá phá qua kênh giá tăng này để bán xuống.

USDCHD

Cặp tiền cũng tương tự USDJPY chúng ta nên chờ tín hiệu đảo chiều hoặc phá trend để bán xuống.

EUR

Thứ 6 tuần trước chúng ta có thể thấy dữ liệu PMI cho thấy ngành công nghiệp dịch vụ của Pháp hoạt động kém do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sản lượng và đơn đặt hàng mới đã giảm với tốc độ nhanh.

Kết quả của ngành dịch vụ tương tự như ngành sản xuất. Hoạt động kinh tế trong khu vực tư nhân đã trải qua một sự suy giảm chưa từng thấy. Ngoài ra, các biện pháp phong tỏa rộng rãi dự kiến sẽ tiếp tục cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát, do đó tình hình khó khăn sẽ tiếp tục.

Đức đang xem xét cung cấp 300 tỷ euro trong các dự án bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ.

Nhìn chung các dữ liệu gần đây bắt đầu cho thấy dấu hiệu nền kinh tế EuroZone đang chịu thiệt hại từ dịch bệnh. Điều này có thể khiến đồng tiền chung châu Âu suy giảm lâu dài.

Xét một số cặp tiền có thể giao dịch:

EURUSD cặp tiền này đang hình thành một kênh xu hướng giảm rõ rệt. Chúng ta tiếp tục bán xuống với cặp tiền này quanh vùng giá hiện tại 1.082

SL 1.0881
TP 1.0722

EURCHF cặp tiền này cũng đang hình thành một kênh xu hướng giảm. Chúng ta có thể ưu tiên các cặp đang di chuyển theo kênh xu hướng để giao dịch.

GBP

Hiện tại sức khỏe của thủ tướng Anh Boris Johnson đang yếu vì tác động của Covid-19 khi ông được xét nghiệm dương tính với virus corona ngày 27 tháng 3. Nếu tình hình sức khỏe của ông Johnson trở nên tồi tệ hơn, điều đó có nghĩa là sự không chắc chắn của tình hình chính trị Anh sẽ tăng lên đáng kể, điều này sẽ gây ác cảm đến đồng bảng Anh.

Xét một số cặp tiền có thể giao dịch:

GBPUSD

Hiện tại các đồng tiền ngoài USD đều trong xu hướng giảm do USD được chọn làm tài sản phòng ngừa rủi ro nên chúng ta có thể tiếp tục bán xuống với cặp tiền này.

GBPJPY

cặp tiền đang hình thành vùng giá sideway nên chúng ta ưu tiên bán xuống tại vùng đỉnh trên của khu vực

Thông tin chúng tôi cung cấp mang tính chất tham khảo

Chúc các bạn đầu tư thành công !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here